Đóng

Tin tức

Tháng Chín 5, 2017

Hóa đơn tiền điện giảm 40% chỉ nhờ thay đổi một hành động nhỏ

Hóa đơn tiền điện lên đến 3 triệu mỗi tháng luôn là nỗi ám ảnh của chị Thu Phương (Bạch Mai, Hà Nội) trong suốt mùa hè, nhưng sau khi “rèn” cho đại gia đình một thói quen mới khoa học hơn, cả gia đình đã rất bất ngờ với hóa đơn thông báo tiền điện tháng sau đó.

 

Chị Phương chia sẻ, mùa hè là thời điểm gia đình chị ngốn nhiều điện năng nhất do cả 4 chiếc điều hòa công suất cao phải thường xuyên làm việc. Những mùa khác khí hậu dễ chịu hơn cũng chẳng cải thiện được nhiều vì các phòng lại bật máy sưởi.

Do các thiết bị điện trong nhà đều đã cao tuổi, tiêu hao điện năng rất lớn nên cũng có người khuyên chị nên thay thế chúng bằng các thiết bị tiết kiệm điện hơn. Nhưng để thay thế hết cũng cần tới cả trăm triệu đồng chứ không hề ít.

Vì quá đau đầu về vấn đề này, chị đã lên một số diễn đàn để tham khảo ý kiến mọi người. Chị Phương cũng đã nhận được một số lời khuyên hữu ích.

Theo đó, khi không sử dụng các thiết bị như ti vi, tủ lạnh, nồi cơm…mà vẫn cắm phích vào ổ thì điện năng sẽ vẫn tiêu tốn một mức nhất định. Tuy không nhiều nhưng tích tiểu thành đại nên đâm ra hóa đơn tiền điện nhà chị chỉ có tăng mà không giảm.

Chị Phương đọc xong thấy đây đúng là tình trạng của gia đình mình hiện nay, bởi hầu hết các thiết bị điện trong nhà đều ở chế độ chờ 24/24 mà không tắt bao giờ. Biết được nguyên nhân, chị quyết định bắt tay ngay vào chiến dịch tiết kiệm điện của mình.

Omiz-o-cam-dien-an-toan

 

Đầu tiên, chị nhắc cả nhà trước khi đi ngủ hay ra khỏi phòng, phải kiểm tra xem còn thiết bị điện nào chưa rút ổ cắm không. Đặc biệt là ti vi, quạt và đèn ngủ. Khi di chuyển giữa các tầng, nếu không còn nhu cầu sử dụng đèn cầu thang thì phải tắt đi. Kể cả trong phòng, cứ ra khỏi là phải tắt đèn. Không viện cớ 10 phút nữa sẽ quay lại tắt chi cho tốn công.

Thứ hai, với các thiết bị sạc. Sạc laptop, sạc điện thoại ngày trước chị cứ cắm sẵn tại ổ để tiện sạc, không bao giờ rút cục sạc ra vì nghĩ chúng chỉ là thiết bị điện rất nhỏ, cắm luôn vào ổ 24/24 như vậy chẳng tốn là bao. Bây giờ, chị chỉ cắm khi dùng, sạch xong là rút ra ngay.


Nồi cơm điện
: Ngày trước chị hay cắm cơm trước giờ ăn từ 1-2 tiếng. Ví dụ ăn lúc 7h thì 5h chị đã cắm cơm. Có những hôm cắm một bữa ăn cả ngày vì nồi có chế độ ủ nóng. Bây giờ, chỉ trước khi ăn 45 phút chị mới cắm điện. Cắm bữa nào ăn ngay bữa đó chứ không ủ để tránh tốn điện năng cho việc ủ cơm giữ nhiệt.Thứ ba, với 4 chiếc điều hòa công suất lớn. Chị dặn các thành viên muốn ra khỏi phòng nhớ tắt điều hòa trước 30 phút hay 1 tiếng. Vì như vậy trong phòng vẫn đảm bảo mát mà không tốn điện. Buổi tối khi đi ngủ để tránh mọi người quên, chị dặn các phòng cài chế độ hẹn giờ. Nếu 7h sáng ngủ dậy thì chỉ cho điều hòa chạy đến 3h đêm vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo sức khỏe. Mỗi giờ như vậy 1 chiếc điều hòa tiết kiệm được khoảng 1 số điện. Mỗi ngày gia đình chị Phương tiết kiệm được khoảng 20 số điện, tính ra 1 tháng tiết kiệm 600 số.

Tủ lạnh: Bình thường chị Phương không dám cho nhiều thức ăn vào tủ vì sợ để càng nhiều tủ càng hao điện. Nhưng đó là một quan niệm sại lầm. Tủ lạnh nếu trống không sẽ càng làm việc vất vả hơn. Do đó, nếu thấy tủ còn chỗ trống, chị sẽ cho thêm nước hay trứng vào.

Máy giặt: Do không có thời gian nên chị thường dồn quần áo 2-3 ngày vào giặt một lần. Nhưng thói quen đó vô tình làm hao tốn điện năng. Hơn nữa, khi máy hoạt động sai công suất sẽ gây giảm tuổi thọ và tốn tiền điện hơn. Vì thế khi cảm thấy quần áo đã vừa đủ cân là chị quyết định giặt ngay.

Để mọi người từ bỏ thói quen cũ và dần thực hành thói quen mới, chị cũng phải kiên trì thường xuyên nhắc nhở các thành viên trong gia đình. Ban đầu mọi người cũng tỏ vẻ khó chịu nhưng khi nhìn thấy tiền điện tháng đó đã giảm tới 40% (chỉ còn 1 triệu 8) thì bắt đầu thay đổi và hợp tác hơn.

Bạn thấy không, chỉ cần thay đổi những thói quen tưởng chừng rất nhỏ, mà hóa đơn tiền điện nhà chị Phương đã giảm đáng kể tới hơn 1 triệu đồng. Số tiền đó cũng đủ giúp gia đình chi tiêu nhiều khoản lặt vặt phải không nào.

(Theo VTC News)